VUNGOCSON94.WAP.SH

|

Phân Tính nvật Việt trong truyên Những đứa con trong gia đình

♦ Mởi Bài:
Nhà văn Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Ca , người Nam Hà . Ông vào Nam từ năm 1945 , gia nhập quân đội và viết văn dưới bút danh Nguyễn Ngọc Tấn . Tập kết ra Bắc năm 1954 , năm 1962 ông trở lại miền Nam lần thứ hai , viết văn dưới bút danh Nguyễn Thi . Ông Là nhà văn chiến sĩ , Nguyễn Thi có nhiều đóng góp cho nền văn học cách mạng . là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ. Những đứa con trong gia đình đã thể hiện rõ điều đó. Đặc biệt nhân vật Việt được tác giả khắc họa thật sinh động và giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ cứu nước.
♦ Thân Bài:
Tác giả Nguyễn Thi đã sử dụng nghệ thuật đồng hiện trong tác phẩm này , đây là một thủ pháp khá quen thuộc về kết cấu tác phẩm , một yếu tố thuộc về hình thức . Như ta đã biết , kết cấu là việc tổ chức , sắp xếp các yếu tố nội dung trong văn bản tác phẩm để nó đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất . Thủ pháp đồng hiện góp vai trò quan trọng trong công việc này . Nó là một trong những thủ pháp tạo ra được lối kết cấu độc đáo . Từ đó , cốt truyện nhân vật , chủ đề được thể hiện , gây hiệu quả nghệ thuật sâu sắc . Dựa vào suy nghĩ của mình , tác giả thể hiện các sự kiện trong một thời điểm , các nhân vật trong cả hai mảng thời gian hiện tại và quá khứ đan xen nhau rất có hiệu quả .
Việt là một người có tính tình rất ngây thơ hiếu động vẫn còn giữ nguyên tính chất của một cậu bé. "Cậu Tư" này trong gia đình có điệu cười "lỏn lẻn" rất dễ thương. Cậu ta thường ngày vẫn hay tranh phần hơn với chị, từ chuyện bắt ếch đến chuyện đòi đi bộ đội trước chị. Cậu còn vô tâm vô tính, phó mặc chuyện nhà cho chị "Tôi nói chị tính sao cứ tính mà". Trong khi chị bàn những việc phải làm ngày mai, Việt vẫn đùa nghịch "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" và thú vị quan sát điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng "in hệt má" của chị. Vào bộ đội rồi, cậu ta "giấu chị như giấu của riêng vậy" vì sợ mất chị trước những lời gạ gẫm đùa tếu của anh em. Trong hành trang người lính của mình, ngoài cái võng, bộ quân phục, Việt còn mang theo cái ná thun (súng cao su) - một vật bất li thân từng gắn bó từ ngày cậu "để đầu trần, mình mẩy tèm lem sình đất từ chỗ móc mương lên, lội tắt trong vườn, đi tìm chim". Tuy còn rất trẻ con như thế, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm không thua kém ai. Việt đã dùng thủ pháp tiêu diệt được một chiếc xe bọc thép của địch. Bị thương, Việt quyết bò đi tìm đồng đội. Nghe tiếng xe, pháo của giặc, Việt nằm chờ với tâm niệm : "Tao sẽ chờ mày ! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày ! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy". Có bao nhiêu là quyết tâm, bao nhiêu là niềm trìu mến với đồng đội, bao nhiêu là sự coi thường, khinh bỉ kẻ thù thể hiện qua lời độc thoại ấy. Quả thực, Việt đã là một người lính chững chạc trong khi còn mang đầy đủ nét thơ ngây, trong sáng, đáng yêu của một cậu bé vừa đến tuổi thành niên.
Việt còn là một chàng trai giàu tình yêu thương, đặc biệt Việt rất thương chị “ khi mà 2 chị em khiêng bàn thờ má gửi nhà chú Năm, nghe tiếng chân chị bình bịch phía sau Việt thấy thương chị vô cùng. Tình yêu của Việt còn được thể hiện qua nỗi nhới về mẹ. Việt nhớ rất rõ về người mẹ của mình từ lời nói, công việc mẹ làm cho đến mùi mồ hôi của mẹ, nhớ lúc mẹ ngã xuống tình yêu của Việt đối với mẹ là 1 tình yêu đằm thắm, sâu nặng. Đó cũng chính là động lực giúp Việt cầm súng đánh giặc trả thù nhà. Là một người rất thương chú Năm, coi ông như cha của mình và cái chú ý nhất đó là Việt thương chú Năm vì chú hay bênh Việt mỗi khi Việt và chị Chiến tranh dành với nhau dành phần hơn.
Điều này càng cho thấy Việt vẫn còn ngây thơ vẫn còn cái tính trẻ con. Tuy là trẻ con đó nhưng Việt cũng rất gan góc, dũng cảm và hiên ngang. Ngay từ khi còn nhỏ Việt đã giám xông thẳng vào thằng đã giết hại cha mình mà đá tới tấp. Lớn lên Việt đã ý thức rõ ràng thù nước , nợ nhà. Anh tranh dành với chị xin đi tong quân mặc dù chưa đủ tuổi để xuất ngũ. Nó thể hiện lòng khao khát được đi trả thù cho cha mẹ.
Khi vào bộ đội anh đã chiến đấu rất dũng cảm đã hạ được 1 chiếc xe bọc thép của địch. Sau một cuộc giao tranh quyết liệt ấy, Việt lạc đơn vị giữa rừng đầy xác giặc , chân tay tê dại nhức nhối , khắp người rỉ máu , miệng tê cứng không la lên được , sau đó ngất đi . Nhưng Việt vẫn cố bò đi và sẵn sàng chiến đấu bằng khẩu súng của mình.Mười ngón tay không lên đạn được.Việt dùng răng giật cơ bẩm, đưa một viên đạn lên nòng .Chi tiết này nói lên ý chí diệt giặc của Việt rất mạnh mẽ.Trong tâm trạng thì luôn nhớ tới chị (cùng di bắt ếch và giành phần nhiều),tới chú Năm ( thường bênh mình và ghi sổ gia đình –đó là cuốn nhật kí,một cuốn sử nhà đặc biệt,ghi chép những tội ác của kẻ thù,nỗi đau và thành tích của từng người trong gia đình). Sang tới ngày thứ hai,Việt bắt đầu cảm thấy nóng và đói ,mắt bị thương nặng, đau khắp người .

>> Tiếp Theo
Trang: 1 , 2

80s toys - Atari. I still have